Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là yếu tố tất yếu của quá trình xây dựng và phát triển trong thời đại công nghệ 4.0. Chuyển đổi số không chỉ mang lại thách thức mà còn là cơ hội cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Cùng ViCoaching tìm hiểu chi tiết về chuyển đổi số đối với doanh nghiệp.
Mục lục
ToggleI. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì?
Chuyển đổi số ( Digital Transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp trong cách sống, cách làm việc và sản xuất dựa trên công nghệ số.

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là việc ứng dụng các công nghệ số như dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT),… vào các hoạt động sản xuất và bán hàng của doanh nghiệp để tối ưu hóa quá trình sản xuất, nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đặc biệt, chuyển đổi số trong doanh nghiệp không chỉ là việc ứng dụng các công nghệ mà còn là thay đổi về tư duy, văn hóa và phương thức làm việc.
II. Lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp
Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp cũng đã được nhiều chuyên gia đưa ra nhiều khuyến nghị. Bước đi duy nhất cho doanh nghiệp hiện nay chính là “chuyển đổi số hay là chết”. Chuyển đổi số là hoạt động cấp bách mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện.

Dưới đây là một số vai trò, lợi ích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp:
- Tối ưu chi phí và nguồn lực: Thay vì sử dụng 10 lao động để thực hiện 1 công việc, khi doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số thì chỉ cần sử dụng 5 -7 lao động trong cùng một công việc đó. Hiển nhiên các chi phí thời gian, chi chí nhân sự sẽ được giảm thiểu đáng kế.
- Cải thiện hiệu suất hoạt động và năng suất: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tự động hóa và tối ưu quy trình kinh doanh. Các công việc thủ công được hỗ trợ bởi các công cụ hỗ trợ hiện đại. Từ đó tăng tiến độ thực hiện công việc với cách bán hàng 4.0.
- Tạo cơ hội kinh doanh và dòng doanh thu mới: Mọi hoạt động trong doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn khi thực hiện chuyển đổi số. Đương nhiên, doanh nghiệp cũng có thể phát triển thêm nhiều mảng mới để tạo các dòng doanh thu mới.
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh: Chuyển đổi số không chỉ là điều tất yếu mà nó còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thực tế chỉ ra rằng những doanh nghiệp ứng dụng tốt chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh thường có lợi thế hơn gấp nhiều lần so với những doanh nghiệp khác.
- Tăng tốc độ phản ứng với những thay đổi về nhu cầu trên thị trường: Doanh nghiệp sẽ nắm bắt và theo dõi thị trường nhanh chóng nhờ vào công nghệ tiên tiến. Khả năng dự đoán và nắm bắt kịp thời những thay đổi trên thị trường tại doanh nghiệp nhanh nhạy hơn. Từ đó, doanh nghiệp có những phương án thích ứng kịp thời để phát triển.
- Thúc đẩy văn hóa đổi mới: Chuyển đổi số cũng hình thành trong doanh nghiệp những văn hóa mới. Nó có chiều hướng tích cực và phù hợp với kỷ nguyên 4.0.
- Cải thiện quản lý dữ liệu và quyết định: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp quản lý và phân tích dữ liệu hiệu quả hơn để đưa ra quyết định thông minh. Các công cụ công nghệ hỗ trợ quá trình thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu. Từ đó làm tăng cường sự hiểu biết về khách hàng, xu hướng thị trường và hiệu suất kinh doanh.
- Thay đổi tư duy kinh doanh: Chuyển đổi số hướng tới sự linh hoạt và đổi mới. Thay vì theo mô hình truyền thống và quy trình cũ, doanh nghiệp được khuyến khích tìm kiếm cách thức mới, áp dụng công nghệ và sáng tạo để nâng cao hiệu quả, tạo ra giá trị mới.
- Thay đổi phương thức điều hành: Chuyển đổi số thay đổi phương thức điều hành bằng cách áp dụng công nghệ số để tối ưu hoá quy trình, tăng cường tương tác và sáng tạo, tăng cường quản lý dựa trên dữ liệu và khuyến khích sự linh hoạt và đổi mới.
III. Ví dụ về chuyển đổi số ở trong doanh nghiệp
Với những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại, các doanh nghiệp đang tiến hành thay đổi một cách mạnh mẽ. Một số ví dụ điển hình về chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

- Vietcombank là một trong tứ đại ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam. Họ đã triển khai hệ thống ngân hàng điện tử (e-banking) để phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải đến các văn phòng chi nhánh để giao dịch.
- VinFast: Hãng xe ô tô Việt Nam đầu tiên ứng dụng công nghệ 4.0 vào mọi hoạt động kinh doanh và sản xuất như nghiên cứu sản phẩm, quy trình sản xuất và lắp ráp, dịch vụ chăm sóc khách hàng, hệ thống bán hàng cho các đại lý phân phối,…
- MoMo: Ví điện tử phổ biến hàng đầu tại Việt Nam đã ứng dụng Internet vạn vật (IoT) để kết nối các tài khoản, thanh toán trực tuyến các dịch vụ mà không cần phải sử dụng tiền mặt.
- Vinmec: Hệ thống y tế tư nhân lớn nhất Việt Nam ứng dụng trí tuệ AI vào chẩn đoán bệnh thông qua các hình ảnh để giúp các bác sĩ chuẩn đoán bệnh chính xác, nhanh hơn và tiết kiệm thời gian.
IV. Thách thức đối với chuyển đổi số ở trong doanh nghiệp
Chuyển đổi số không mang lại lợi ích và cơ hội cho doanh nghiệp mà còn là thách thức với họ. Một số thách thức mà các chủ doanh nghiệp không thể bỏ qua:

- Thiếu hụt nguồn lực tài chính và nhân lực: Để ứng dụng được các công nghệ số vào doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị không chỉ tài chính mà cả nguồn lực nhân lực chất lượng cao, Đây là bài toán khó dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Khó khăn trong tư duy và văn hóa: Văn hóa hay tư duy là yếu tố đã được hình thành từ lâu nên việc thay đổi là khó khăn. Đặc biệt, các nhân sự cốt lõi cần được thay đổi đầu tiên
- Cơ sở kỹ thuật chưa đáp ứng kịp: Cơ sở vật chất cũ của rất nhiều doanh nghiệp chưa đảm bảo việc chuyển đổi số.
- Rủi ro về an ninh mạng: Hệ thống an ninh mạng cũ, lỗi thời; nhân sự thiếu kiến thức và hệ thống không được cập nhật thường xuyên là
- Khó khăn trong đo lường hiệu quả: Thiếu công cụ đo lường và dữ liệu không đầy đủ, không chính xác dẫn đến việc khó phân tích và thu thập dữ liệu kinh doanh và bán hàng
V. 6 Mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Hiện nay, chuyển đổi số đã trở thành yêu cầu tất yếu cho các doanh nghiệp. Nếu không, doanh nghiệp rất khó để phát triển và tụt hậu. Đại đa số các doanh nghiệp đã nhận thức và áp dụng công nghệ số trong nhiều hoạt động như quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán.

Mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ có 6 cấp độ như sau:
- Mức 0 – Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp chưa có các hoạt động nào chuyển số nào trong hoạt động kinh doanh.
- Mức 1 – Khởi động: Doanh nghiệp đã ứng dụng một vài hoạt động chuyển đổi số.
- Mức 2 – Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thấy được tầm quan trọng của chuyển đổi số và ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động chính. Chuyển đổi số bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng.
- Mức 3 – Hình thành: Doanh nghiệp đã ứng dụng chuyển đổi số tại hầu hết các bộ phận, đem lại lợi ích và hiệu quả cho doanh nghiệp. Hình thành nên doanh nghiệp số.
- Mức 4 – Nâng cao: Về cơ bản chuyển đổi số đã ứng dụng tại nhiều mặt trong doanh nghiệp và đạt hiệu quả nhất định.
- Mức 5 – Dẫn dắt: Chuyển đổi số đã ứng dụng tại hầu hết các hoạt động kinh doanh. Mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập các hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.
VI. Giải pháp để chuyển đổi số thành công trong doanh nghiệp
Để nắm bắt được cơ hội, tận dụng lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp, ViCoaching gợi ý một số giải pháp cơ bản:

- Rõ ràng và cụ thể trong chiến lược chuyển đổi số đối với doanh nghiệp
- Cam kết và hỗ trợ là 2 yếu tố bắt buộc với các cấp quản lý, lãnh đạo
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân sự cho doanh nghiệp
- Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ của công ty
- Lựa chọn công nghệ số phù hợp cho doanh nghiệp
- Đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả của chuyển đổi số
Những chia sẻ của mình trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Chúc bạn kinh doanh thành công!!!